Cách sơ cứu hồi sức đột quỵ, đuối nước đúng cách.
Trong cuộc sống việc gặp những trường hợp bị hồi sức đột quỵ, đuối nước ít xảy ra nhưng lại rất nguy hiểm. Vậy cách cách sơ cứu hồi sức đột quỵ, đuối nước sao cho đúng? Trong những trường hợp đó thì việc sơ cứu cho nạn nhân là một việc hết sức cần thiết. Nếu được sơ cứu kịp thời đúng cách thì khả năng sống sót và hồi phục khá cao. Nhưng nếu áp dụng các mẹo sơ cưu dân gian hoặc không đúng cách thì chỉ làm cho tình hình thêm tồi tệ. Vậy chúng ta phải làm gì để tránh gây nguy hiểm cho người bị nạn. Hãy đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!
Sơ cứu hồi sức đột quỵ, đuối nước sai gây nguy hiểm:
Khi gặp những trường hợp này, đa phần đều chọn hô hấp nhân tạo bằng cách ấn ngực và hà hơi thổi ngạt. Hô hấp nhân tạo bằng cách ấn ngực và hà hơi thổi ngạt là cách cấp cứu khẩn cấp điển hình đối với những người bị đuối nước hay ngừng thở, ngừng tim hoặc nhịp thở không ổn định.
Tuy nhiên, cách sơ cứu này có thể làm tình trạng của bệnh nhân trở nên nguy hiểm hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn lơ là không giữ đúng nhịp khi ấn ngực tạo áp lực (để hà hơi), bệnh nhân sẽ càng nguy hiểm. Một khảo sát gần đây đã thống kê rằng chỉ có 1/20 người bị trụy tim ngoài bệnh viện được cứu sống. Điều này là do mọi người thường không biết cách hô hấp nhân tạo đúng cách.
Sơ cứu hồi sức đột quỵ, đuối nước đúng:
Nếu thấy 1 người bị đột quỵ, đuối nước bạn nên sờ mạch máu ở cổ họ. Nếu không thấy mạch đập, bạn nên ấn ngực họ ngay lập tức trong lúc gọi cấp cứu.
Cách xoa bóp tim ngoài lồng ngực
– Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái. Từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.
– Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.
– Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở. Phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần. Với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.
– Sau khi bệnh nhân tự thở được cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Cách hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt
– Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng. Đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có.
– Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra. Ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi. Sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 – 30 lần.
– Chỉ thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bị nạn mà tim còn đập.
Thông tin liên hệ và tham khảo ở đường link dưới đây.
Điện thoại:02862621713
Email: namoanhicg@gmail.com
Facebook: Hoa Mai Food
Website: https://nguoivietkhoedep.net/